Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao sự phát triển trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian qua, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin truyền thông, công nghệ số. Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, năm 2022, Việt Nam và Hàn Quốc đã nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Hiện nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam.
Trong lĩnh vực thông tin truyền thông, các cơ quan quản lý của hai nước cũng triển khai nhiều hoạt động hợp tác và thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm về hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, tổ chức Diễn đàn số thường niên Việt Nam – Hàn Quốc, phối hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước triển khai các hợp tác đầu tư, kinh doanh thương mại.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang quan tâm đầu tư kinh doanh tại Hàn Quốc. Ngày 8/5, Tập đoàn công nghệ CMC vừa chính thức ra mắt CMC Korea và khai trương văn phòng tại thủ đô Seoul. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ để mang sản phẩm Make In Việt Nam ra toàn cầu.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam và Hàn Quốc đang bước vào cấp độ hợp tác mới. Hai nước nên thúc đẩy hợp tác sâu sắc trong nghiên cứu, phát triển, đào tạo và chuyển giao công nghệ, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ số, viễn thông, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI).
Người đứng đầu Bộ TT&TT nêu, dù Đại sứ Choi Youngsam mới nhận nhiệm vụ chưa đầy một năm, việc thúc đẩy lĩnh vực ICT giữa hai nước đã có kết quả và đi vào chiều sâu. Bộ trưởng mong muốn Đại sứ làm cầu nối giữa các chuyên gia bán dẫn Hàn Quốc với Bộ TT&TT; hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học; đào tạo nhân lực cho cuộc CMCN 4.0; thúc đẩy doanh nghiệp Hàn Quốc hợp tác doanh nghiệp công nghệ Việt Nam để phát triển 5G OpenRAN.
Đồng quan điểm với Bộ trưởng Bộ TT&TT, Đại sứ Choi Youngsam cho rằng, cần hợp tác hơn nữa và vượt khỏi ranh giới hợp tác truyền thống trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông để thúc đẩy quan hệ bền vững, cân bằng giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. Ông tin tưởng trong thời gian tới, sẽ còn nhiều dư địa để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.
Đại sứ cũng cho biết Hàn Quốc sẽ tiếp tục tìm kiếm phương án hợp tác với Việt Nam trong các công nghệ mới như OpenRAN, AI, bán dẫn. Ba lĩnh vực hai nước có thể hợp tác, đó là chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực bán dẫn; tăng cường hợp tác công nghệ mới như 5G, 6G, truy cập vô tuyến vùng ven; phối hợp hỗ trợ hoạt động đầu tư giữa các doanh nghiệp công nghệ thông tin hai nước.
“Để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc theo hai hướng bền vững, cân bằng, việc hợp tác trong lĩnh vực ICT rất quan trọng”, Đại sứ nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá trong lĩnh vực ICT, hai nước có nhiều hoạt động hợp tác sôi nổi. Bộ trưởng tin tưởng trong nhiệm kỳ của ngài Đại sứ, lĩnh vực ICT, công nghệ số giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ có thêm nhiều quan hệ hợp tác ở mức độ cao hơn nữa.
" alt=""/>Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam quan tâm đầu tư kinh doanh tại Hàn QuốcĐợt 2, ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến tổ chức thi vào ngày 22/5, trước kỳ thi THPT khoảng 1 tháng, tại 4 địa phương Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, An Giang. Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố sau một tuần (ngày 29/5)
Đặc biệt, năm nay kỳ thi sẽ có 2 đợt đăng ký xét tuyển cùng lúc với đăng ký dự thi. Cụ thể, thí sinh sẽ đăng ký dự thi đợt 1 và xét tuyển ngày 28/1-28/2. Đợt 2 từ ngày 6/4-25/4. Nếu thí sinh thi cả 2 đợt, kết quả của đợt thi nào cao hơn sẽ được ĐH Quốc gia TP.HCM sử dụng để xét tuyển.
![]() |
Thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên, từ cao xuống thấp. Sau khi kết quả thi đợt một được công bố, thí sinh có thể đăng ký bổ sung và sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng xét tuyển.
Năm nay có khoảng 80 trường đại học và cao đẳng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Riêng các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM đều tăng chỉ tiêu cho phương thức này. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên xét đến 70% chỉ tiêu, Trường ĐH Kinh tế - Luật là 60%, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là 50%, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đến 60% chỉ tiêu.
Như các năm trước đề thi vẫn tập trung đánh giá kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút. Đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh do vậy thí sinh không nên học tủ, học vẹt.
Lê Huyền
Có khoảng hơn 10 phương thức xét tuyển đã được các trường đại học công bố cho mùa tuyển sinh năm 2022. Phương thức ngày càng đa dạng, song cũng vì vậy, thí sinh nếu không biết cách lọc thông tin sẽ dễ rơi vào cảnh rối như tơ vò.
" alt=""/>Danh sách 17 tỉnh, thành tổ chức thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TPHCMTN - Thắm Nguyễn